Nâng cấp thương hiệu “Nhân viên chăm chỉ” thành “Nhân viên chủ động” - Kỹ Thuật Y Sinh

Latest

blog của tôi viết về nghành kỹ thuật y sinh .chuyên về thiết bị y tế ,laser trong y tế

Nguyễn Công Trình

Wednesday, 14 February 2018

Nâng cấp thương hiệu “Nhân viên chăm chỉ” thành “Nhân viên chủ động”

1. Nâng cấp thương hiệu “Nhân viên chăm chỉ” thành “Nhân viên chủ động”

Bạn đã có một năm làm việc suôn sẻ với tinh thần nhiệt huyết kết hợp cùng sự cần cù mà bất cứ ai trong công ty cũng phải thừa nhận và ngợi khen. Sở hữu một nhân viên chăm chỉ trong hàng ngũ quả thực là điều may mắn cho mọi tổ chức, nên chắc chắn họ sẽ yêu quý, đánh giá cao và muốn giữ chặt lấy bạn.
Mọi thứ đang tốt đẹp như vậy thì còn phải điều chỉnh hay cải tiến gì nữa nhỉ? Tất nhiên câu trả lời là có. Thái độ và thiện chí là rất tốt nhưng hiệu suất và kết quả sau cùng mới là mục tiêu quan trọng nhất cho công ty. Điều này có nghĩa rằng chăm chỉ thôi chưa đủ, bạn cần chủ động hơn để thành công thêm nữa. Muốn phát triển sự nghiệp lên cột mốc cao hơn, gặt hái thành công rực rỡ hơn thì bạn đừng chỉ làm việc siêng năng hãy làm việc thông minh!
Nên chủ động tìm tòi, nghiên cứu cách thức làm việc mới và động não sáng tạo nhiều ý tưởng hay để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn với thành tựu lớn hơn. Chủ động quan sát , học hỏi kỹ năng và tích luỹ kiến thức để giải quyết các khó khăn, vượt qua thách thức trong công việc dễ dàng hơn mà ít phiền đến sếp hay đồng nghiệp cũng như tốn ít công sức hơn. Học sắp xếp thời gian biểu hợp lý, giữ tư duy sáng tạo và vận hành công việc nhịp nhàng theo đồng hồ sinh học của bản thân. Ghi nhớ 3 thời điểm vàng để phát huy năng lực: phân tích buổi sáng, sáng tạo sau trưa và vận động tầm chiều.
Đây hắn là những cảm xúc thực sự tuyệt vời cho riêng mình và đầy cảm hứng với tập thể khi bạn kết hợp hiệu quả đức tính chăm chỉ với năng lực chủ động sáng tạo!

3. Tôi là “mẹ bỉm sữa" tràn đầy năng lượng nơi công sở


Vừa chăm con nhỏ vừa đi làm luôn rất bận rộn và khó khăn nên không ít nhân viên nữ đành phải bỏ việc hoặc xin nghỉ không lương dài hạn nhằm hoàn thành tốt vai trò làm mẹ. Vì vậy, những ai quyết định quay lại công sở sau kỳ nghỉ thai sản luôn khiến đồng nghiệp trầm trồ và đánh giá cao vì năng lượng “supermom”.

Để cho hình ảnh “mẹ bỉm sữa” luôn ngập tràn tươi vui và năng lượng mạnh mẽ khiến đồng nghiệp ủng hộ và yêu mến, bạn hãy giữ sự tích cực từ suy nghĩ đến hành động, biết tách bạch cảm xúc giữa môi trường làm việc và không gian gia đình. Thay vì tự ti do bị mất phom sau sinh hay viện cớ con nhỏ mà cho phép bản thân ăn mặc xộc xệch, tóc tai rối bù, thần sắc kém tươi, hãy cố dành thời gian thay đổi trang phục phù hợp, thường xuyên chăm sóc da, dùng mỹ phẩm thiên nhiên để có thể đến công sở với vẻ ngoài rạng rỡ mỗi ngày. Khi hài lòng về bản thân, bạn không chỉ tự tin hơn mà còn khiến đồng đội xung quanh thấy dễ chịu hơn, đó là tinh thần tích cực cho hiệu suất làm việc của cả công ty.

Bên cạnh đó, không than vãn, kể khổ hay mang việc “tả sữa” đến cơ quan giải quyết là hết sức quan trọng. Bớt nhắc chuyện con cái như tâm lý thường thấy ở mọi bà mẹ dù bạn có yêu con hay bận tâm đến mức nào. Thay vào đó, nỗ lực bắt nhịp lại với công việc để chứng tỏ năng lực sau thời gian gián đoạn. Giữ phong thái chuyên nghiệp chính là cách “mẹ bỉm sữa” truyền cảm hứng tự nhiên nhất đến người xung quanh, đặc biệt là các đồng nghiệp nữ. Sinh con là một thiên chức chứ không phải là bước cản sự nghiệp, với vẻ ngoài đúng mực đầy sức sống bạn hoàn toàn có thể khiến mọi người hiểu và tin tưởng hơn vào “siêu năng lực” của những người mẹ.

No comments:

Post a Comment