Kỹ năng thuyết trình- Phần 2-Nguyễn Công Trình - Kỹ Thuật Y Sinh

Latest

blog của tôi viết về nghành kỹ thuật y sinh .chuyên về thiết bị y tế ,laser trong y tế

Nguyễn Công Trình

Friday, 4 January 2019

Kỹ năng thuyết trình- Phần 2-Nguyễn Công Trình



Kỹ năng thuyết trình :

Trước khi thuyết trình:

Tìm hiểu đối tượng người nghe:

Mục đích và mục tiêu cuộc nói chuyện :

Nội dung của buổi nói chuyện (buổi thuyết trình)

3 phần : mở đầu,khai triển và kết thúc

Cách mở đầu :dẫn nhập

Dẫn nhập trực tiếp :

Ưu :đơn giản ,hiệu quả ,tiết kiệm thời gian

Dẫn nhập bằng cách đặt câu hỏi :

Đặt ra những câu hỏi ngay phần mở đầu để làm mọi người phải suy nghĩ đến chủ đề của buổi nói chuyện

Mở đầu bài thuyết trình – Kỹ năng giới thiệu bản thân không phải ai cũng biết

Trước khi bắt đầu chúng ta hãy cùng thử tưởng tượng. Các cuộc họp, các chương trình sự kiện khán giả chán nhất là phải nghe phát biểu. Ở các quốc gia phát triển, để làm lãnh đạo họ phải tranh cử, và kỹ năng thuyết trình thuyết phục trước đám đông là một yêu cầu bắt buộc để chiếm được phiếu bầu.

Người có kỹ năng thuyết trình là người biết cách phát biểu, còn người thiếu kỹ năng thuyết trình là người chỉ biết đọc bài phát biểu và ru ngủ khán giả.



Mở đầu nhiều người thường giới thiệu: “Tôi tên là Nguyễn Văn A, tôi đến từ thành phố HCM”.



Đừng mở đầu như vậy, hãy bắt đầu với câu chuyện về bạn và tập cách xưng tên liên tục để khán giả nhớ đến bạn: “Minh Hà xin gửi lời chào thân ái tới toàn thể quý vị và các bạn, ngày hôm nay Minh Hà rất vui khi được gặp gỡ và trò chuyện cùng quý vị và các bạn trong không khí ấm áp này”.



Như vậy đó, khán giả đã biết tên bạn là gì, đồng thời khán giả cũng thiện cảm với lời chào khiêm tốn từ bạn.



Tôi có nên đi học thuyết trình không?

Mặc dù là đơn vị đào tạo kỹ năng thuyết trình và MC dẫn chương trình lâu năm cho rất nhiều đài truyền hình nhưng điện ảnh ABV khuyên bạn “không nên đi học thuyết trình”, có hai lý do:



Thứ nhất: kỹ năng thuyết trình cần thực tế trải nghiệm không thể đến một sớm một chiều, bạn cũng cần một chút năng khiếu như: nói trôi chảy, sự dí dỏm, hài hước… chúng tôi đã từng đào tạo nhiều em, dù trang bị kỹ thuật rất tốt nhưng sự hiểu biết về kiến thức xã hội các em còn rất yếu, chúng tôi phải thay đổi phương pháp đào tạo bằng cách giao cho các em tham gia rất nhiều chương trình thực tế, từ đó các em mới làm được. Vì vậy cần trải nghiệm, học nhiều, làm nhiều sẽ giúp bạn quen dần mà thôi.



Thứ hai: các trung tâm kỹ năng ở Việt Nam đa số không có chất lượng tốt, họ chỉ tập trung vào doanh thu, lợi nhuận là chủ yếu, nhiều người dạy thuyết trình nhưng bản chất là chém gió, người thuyết trình giỏi không nhất thiết là người phải hô hào, hò hét như chiếc thùng rỗng kêu to. Đa số người Việt Nam thu nhập thấp không có điều kiện tham gia khóa học chất lượng, còn các khóa học giá rẻ bị cắt xén quá nhiều để giảm chi phí thì không thể nào có chất lượng tốt, theo khảo sát có tới 95% người học thuyết trình không thành công do chất lượng chương trình đào tạo không đảm bảo.

Kỹ năng thuyết trình không khó!

Nếu bạn là người có khiếu ăn nói thì tốt, nếu không có cũng chẳng sao. Quan trọng là bạn có cố gắng cải thiện nó hay không mà thôi



Vậy làm thế nào để tự tin thuyết trình trước đám đông?

Bạn hãy làm theo hướng dẫn của Điện Ảnh ABV dưới đây một cách nghiêm túc và chăm chỉ bạn sẽ có được điều đó.



Sự tự tin:

– Thứ nhất muốn tự tin các bạn có thể tập diễn và nói trước gương, các bạn lưu ý tập trung vào khả năng diễn xuất của ngôn ngữ cơ thể là chính Bí mật ngôn ngữ cơ thể trong kỹ năng giao tiếp



– Thứ hai các bạn quay video bài diễn đó tự xem lại và nhờ bạn bè nhận xét từ đó rút kinh nghiệm.



– Thứ ba bạn hãy chịu khó cởi mở, chủ động làm quen, tham gia các hoạt động tập thể nhiều để tập khả năng phản xạ trong các tình huống trước đám đông.



– Hít thật sâu và chia sẻ sự lo lắng với mọi người nếu như bạn hồi hộp trước khi thuyết trình, phương pháp này giống như làm cho bạn nói ra được nhẹ lòng đi vậy. Larry King người giao tiếp tuyệt vời của đài CNN từng nói: “Tôi không có bí quyết nào ngoài sự chân thành và hài hước”. Vì vậy nói thật lòng sẽ khiến bạn không lo lắng hay sợ hãi.



– Hãy nghĩ đến sự reo hò của khán giả nếu bạn thành công, đừng nghĩ đến việc họ sẽ cười chê vì bạn nói sai. Vì nhiều bạn thường để nõi sợ hãi lấn át tâm trí.



Giọng nói và ngôn ngữ cơ thể linh hoạt biểu cảm trong khi thuyết trình:

Một sai lầm chủ yếu trong thuyết trình đó là chúng ta quá tập trung vào nội dung bài viết mà quên mất một kỹ năng quan trọng khi thể hiện trước đám đông đó là kỹ năng diễn xuất. Bạn hãy cười thật tươi, nhấn nhá giọng nói, biểu cảm cơ mặt, di chuyển đều hai bên cánh gà, trên và dưới sân khấu. Sẽ không ai thích nghe một bức tượng biết nói nhưng cơ thể cứng đơ trên sân khấu.



Hãy phát âm chuẩn bằng cách nghe chương trình của các phát thanh viên đài quốc gia rồi đọc theo. Nếu chúng ta nói ngọng hay nói giọng địa phương khó nghe thì khán giả sẽ không thích.



Ưu điểm : vừa thu hút sự chú ý của người nghe vừa kích thích được suy nghĩ theo một hướng nhất định nào đó ,tạo thuận lợi cho việc tiếp thu bài nói chuyện
...

Bạn có thể liên hệ với tôi qua email:trinhnapoleonh11@gmail.com

hoặc facebook:https://www.facebook.com/profile.php?id=100012168098378

No comments:

Post a Comment